понедельник, 26 августа 2019 г.

LOGISTICS Là Gì – Công Việc Của Một Nhân Viên LOGISTIC Gồm Những Gì, Kỹ Năng Xuất Nhập Khẩu

LOGISTICS Là Gì – Công Việc Của Một Nhân Viên LOGISTIC Gồm Những Gì. Ngành Logistics nhận được không ít sự quan tâm trong những năm gần đây, tuy nhiên Ngành Logistics là gì và công việc của một nhân viên Logistics là gì vẫn là sự băn khoăn của rất nhiều bạn. Trong bài viết sau đay LOGISTIS+ [ Kỹ Năng Xuất Nhập Khẩu ] sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về công việc này. Xem thêm: Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng, việc giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và các nước đang phát triển mạnh mẽ thì vai trò của ngành xuất nhập khẩu ngày càng được xem trọng. Cũng chính vì thế mà ngành xuất nhập khẩu trong vài năm qua luôn nằm trong TOP những ngành hot nhất và là mục tiêu công việc của rất nhiều bạn trẻ sau khi tốt nghiệp các ngành khối kinh tế. Ngành Logistics là gì – Khái niệm cơ bản. Một trong những khâu quan trọng nhất của việc giao thương, mua bán, đó chính là vận chuyển. Nhiệm vụ chính của ngành LOGISTICS đó chính là xử lý các quy trình vận chuyển từ người sản xuất tới người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng đề xuất. Lĩnh vực Logistics là một lĩnh vực rất cạnh tranh, đòi hỏi các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu phải luôn luôn nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng, số lượng, thời gian cũng như giá thành dịch vụ nhằm thu hút khách hàng. Bên cạnh chức năng giao nhận, vận tải, các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực LOGISTICS còn có các nhiệm vụ khác không kém phần quan trọng đó chính là kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng… Một doanh nghiệp hoàn thành tốt các khâu trên với mức chi phí hợp lý sẽ giúp giảm được giá thành dịch vụ, qua đó góp phần thúc đẩy doanh số, tăng cường tính cạnh tranh. Bạn Sẽ Học Được Gì Tại Các Trường Đại Học. Đối với các trường dạy các ngành Logistics theo hướng chuyên môn hoá, chuyên sâu về quản lý chuỗi cung ứng, học viên được học chuyên sâu về cách vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ của hàng hóa với nhiều phương thức vận tải khác nhau như đường bộ, đường sắt và đường biển. Ở Việt Nam có rất nhiều trường đại học lớn hiện đang đào tạo Xuất Nhập Khẩu, một số trường có thể kể đến như Đại Học Ngoại Thương, Đại Học Thương Mại… Trong khung chương trình đào tạo đại học, các bạn sẽ được học chuyên sâu về các phương thức vận chuyển trọn gói từ nơi sản xuất thông qua các kênh đường sắt, đường biển, đường bộ. Bên cạnh đó, các bạn sinh viên sẽ được trang bị thêm những kiến thức tổng quan về Maketing quốc tê, quản trị chiến lược, xây dựng – quản lý hệ thống các chuỗi bố trí kho bãi và các điểm kết nối kho bãi, các phương thức vận tải một cách tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian trong cung ứng hàng hóa. Nói một cách chi tiết hơn, về kiến thức chuyên ngành, các bạn sẽ làm quen với các khái niệm về kinh tế logistics, quản trị nhân sự, luật vận tải, quản trị logistics, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, khai thác vận tải đa phương thức, nghiệp vụ tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics và vận tải đa phương thức. Ngoài ra, khi theo học xuất nhập khẩu các bạn sẽ có thêm các kỹ năng khác bên cạnh các kiến thức về chuyên ngành ví dụ như bạn có khả năng để xây dựng được một kế hoạch vận tải đa phương thức, thực hành các kỹ năng mà nhân viên xuất nhập khẩu cần thiết phải có. Một số kiến thức khác về luồng hàng, cách tìm khách hàng nước ngoài cũng như tìm hiểu về nhu cầu của người mua. Có thể lập kế hoạch và tổ chức công tác đóng gói, kho bãi, xếp dỡ, giao nhận, vận tải và cung ứng; thực hành nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp; lập và phân tích các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích hiệu quả của hoạt động logistics và vận tải đa phương thức, tham mưu kế hoạch logistics chiến lược; thiết kế mạng lưới logistics; xây dựng qui trình khai thác, phát triển và quản trị chuỗi cung ứng. Với rất nhiều kiến thức cùng với khối kỹ năng bổ trợ như trên, các sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành xuất nhập khẩu giờ đây sẽ có rất nhiều cơ hội nghề nghiệp mở ra trước mắt, và tất nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sôi động như hiện nay thì ngành xuất nhập khẩu ngày càng được xem trọng.

Комментариев нет:

Отправить комментарий